Menu

Máng cáp sơn tĩnh điện

  • Tình trạng: Còn hàng
  • Hãng sản xuất:
  • Mã thiết bị:
  • Bảo hành:
  • Xuất xứ:
Giá: liên hệ
Quý khách vui lòng liên hệ báo giá ưu đãi đối với số lượng lớn.

Máng cáp sơn tĩnh điện là một loại máng cáp sản xuất bằng tôn (tole) đen hoặc tôn dầu, có độ dài tiêu chuẩn là 2,5-3,0m, độ dày tùy chỉnh linh hoạt từ 0,8-2mm, được phủ lên bề mặt một lớp sơn tĩnh điện chống ăn mòn kim loại. Sản phẩm phù hợp với yêu cầu cụ thể của mỗi công trình.
 

BẢNG GIÁ MÁNG CÁP SƠN TĨNH ĐIỆN

• Sơn tĩnh điện theo tiêu chuẩn Ral

• Tiêu chuẩn: IEC 61537:2006, Quatest

• Bảo hành: 12 tháng

• Sản xuất mọi quy cách theo yêu cầu
 

LỢI ÍCH KHÁCH HÀNG

1. Máng cáp điện được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO và trải qua quá trình kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng cao khi đến tay khách hàng.

2. Lớp sơn tĩnh điện dày chất lượng giúp máng cáp chống gỉ hiệu quả trong môi trường sử dụng, đảm bảo tuổi thọ và hiệu suất.

3. Khách hàng có thể lựa chọn màu sơn tĩnh điện theo yêu cầu cá nhân, bao gồm các tùy chọn như kem nhăn, xám, đỏ, cam, vàng, xanh, trắng, đen.

4. Thiết kế máng cáp và cung cấp bản vẽ, mẫu, lắp đặt để đảm bảo khách hàng sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả nhất.

5. Cam kết đảm bảo tiến độ sản xuất máng cáp đáp ứng giao hàng nhanh chóng.

6. Bảo hành chất lượng lớp sơn tĩnh điện và xử lý mọi vấn đề phát sinh giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng sản phẩm trong quá trình thi công.

Thông số máng cáp điện

Máng cáp là một hệ thống máng đỡ chứa các dây cáp điện để bảo vệ chúng khỏi tác động từ môi trường bên ngoài, sắp xếp tổ chức gọn gàng, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống điện. Các thông số chính của máng cáp sơn tĩnh điện gồm:

Kích thước máng cáp tiêu chuẩn

Kích thước máng cáp điện trong các công trình được tính theo chiều rộng(W), chiều cao(H), chiều dài(L), độ dày tole(T). Với 4 thông số này chúng ta đã có thể đặt nhà sản xuất máng cáp theo yêu cầu.

  • L: 2.5mét (tiêu chuẩn)
  • W: 40mm đến 800mm (tùy chỉnh)
  • H: 50,75,100,150,200mm (tùy chỉnh)
  • T: 0.8;1.0;1.2;1.5;2.0mm (tùy chỉnh)
  • Màu sơn: Kem nhăn, xám, cam, đỏ, trắng, xanh, đen, vàng (có bảng màu tùy chọn)

Kích thước máng cáp phổ biến

  • Máng cáp 50x50 có kích thước chiều rộng 50mm, chiều dài 50mm, cây dài 2.5mét, độ dày 0.8-1.0-1.2-1.5-2mm tuỳ thuộc vào yêu cầu công trình, được lắp ở các công trình nhỏ.
  • Máng cáp 100x50 sơn tĩnh điện rộng=100mm, cao=50mm, dài=2500mm, độ dày từ 0.8mm đến 2.0mm được lắp đặt phổ biến cho công trình toà nhà thương mại, nhà xưởng.
  • Máng cáp 150x50 có bề rộng 150mm, cao 50mm, cây dài 2.5mét, bề mặt sơn tĩnh điện sử dụng ở công trình bệnh viện, trường học, toà nhà văn phòng.
  • Máng cáp 200x100 sơn tĩnh điện thường lắp đặt cho hệ thống điện ở nhà máy, siêu thị, toà nàh thương mại có bề rộng 200mm, chiều cao cạnh máng 100mm, độ dày từ 0.8-2.0mm tuỳ theo công trình.
  • Máng cáp 300x100 sơn tĩnh điện là loại máng đỡ được nhiều dây cáp điện, cáp mạng có chiều rộng(W):300mm, cao(H):100mm nên được lựa chọn phổ biến ở nhiều khu vực.

Cấu tạo máng cáp

Máng cáp điện sản xuất thành phẩm sẽ có chiều dài quy chuẩn 2.5 mét hoặc 3 mét bao gồm phần thân, nắp, nối máng cáp và bộ bulong. Để sản xuất ra máng cáp nhà sản xuất phải qua nhiều công đoạn cắt, chấn, xử lý bề mặt.

Từ phôi vật liệu là tole, tấm máng cáp được chấn 2 đường tạo thành hình chữ C cứng cáp. Với cấu tạo như vậy, sản phẩm dễ dàng nâng hệ thống dây dẫn và dễ dàng cố định nắp máng bên trên.

Máng cáp điện có 2 loại chính là máng cáp không đục lỗ và máng cáp có đục lỗ. Máng cáp không đục lỗ thích hợp để đỡ dây cáp có kích thước, hình dạng đặc biệt, trong khi máng cáp có đục lỗ dùng để giữ dây cáp thông dụng, tạo điều kiện thông thoáng cho quá trình lắp đặt, bảo trì đường dây điện bên trong các tòa nhà, nhà máy, xưởng sản xuất, nhà kho, trung tâm mua sắm, nhà hàng, khách sạn.

Các loại máng cáp

Máng cáp sơn tĩnh điện có 2 loại đục lỗ và không đục lỗ, hầu hết các công trình sử dụng loại máng không đục lỗ, nhưng một số công trình khách hàng cũng yêu cầu máng có đục lỗ, loại này còn gọi là khay cáp.

  • Máng cáp không đục lỗ được ưa chuộng vì khả năng bảo vệ cáp, giữ gọn gàng và dễ quản lý nên trở thành lựa chọn phổ biến trong việc lắp đặt hệ thống cáp đồng bộ, đặc biệt là trong các tòa nhà văn phòng, nhà máy sản xuất, hoặc các khu công nghiệp.
  • Máng cáp đục lỗ có các hàng lỗ đột đều dưới đáy máng theo trật tự và kích thước giống nhau giúp thoáng khí, giảm nhiệt cho hệ thống dây cáp được lắp đặt trong các công trình có nhiệt độ, độ ẩm cao. Chúng được chọn khi cần tạo ra sự thông thoáng, giảm cảm giác cồng kềnh và tăng tính thẩm mỹ cho hệ thống cáp.

Phụ kiện máng cáp

Các loại phụ kiện máng cáp điện sơn tĩnh điện gồm có: bát nối, bát treo, co, giá đỡ, kẹp, nắp máng và ty treo, cụ thể như sau:

Bát nối thẳng có tác dụng nối máng cáp lại với nhau, đảm bảo chắc chắn, đồng đều trong kết nối, giảm thiểu chấn động, tăng độ dẻo dai cho hệ thống máng cáp.

Bát treo máng cáp hay còn gọi là đai treo máng cáp, dùng để treo cố định máng cáp lên trần nhà, giữ cho máng và các thành phần khác của hệ thống ổn định, an toàn.

Co máng cáp gồm có các loại như co chữ thập, co lên, co ngang, co nối giảm giữa, co nối giảm phải, co nối giảm trái, co T, co vuông, co xuống, co Z.

Co ngang máng cáp (co L) có nhiệm vụ chuyển hướng hệ thống máng với góc vuông trên cùng một mặt phẳng.

Co lên máng cáp là phụ kiện hỗ trợ di chuyển đường cáp lên phía trên theo hướng mặt phẳng của máng cáp, còn gọi là co bụng hay co trong.

Co xuống máng cáp là bộ phận dùng để thay đổi hướng di chuyển của máng cáp theo chiều xuống. còn có tên gọi khác là co lưng hoặc co ngoài.

Co vuông máng cáp là thiết bị chuyển hướng vuông góc trong một mạng máng cáp, chúng không thể di chuyển lên hoặc xuống mà chỉ có khả năng rẽ sang trái/phải một góc 90 độ.

Co T máng cáp (Tê) là thiết bị phụ trợ được ứng dụng để phân chia nhánh ra và định hình thang máng cáp thành ba hướng khác nhau, theo các góc vuông hoặc chữ Y.

Nối tăng giảm gồm các co nối giảm trái, co nối giảm giữa và co nối giảm phải

Giá đỡ máng cáp (thanh đỡ máng cáp) là một bộ phận chuyên dụng được tích hợp trong hệ thống thang máng cáp để đảm bảo sự ổn định, an toàn của toàn bộ cấu trúc, có chức năng nâng đỡ, giữ chặt máng cáp, thang cáp.

Kẹp máng cáp có 2 loại là chữ Z và chữ U với chức năng cố định máng cáp vào giá đỡ, được chế tạo từ các vật liệu như thép tấm hoặc tôn, làm giảm rủi ro đứt gãy, hỏng hóc trong lúc thi công hay khi vận hành.

Nắp máng cáp điện đóng vai trò như một lớp giáp bảo vệ cáp bên trong bằng cách đậy kín bề mặt trên của thang máng cáp, ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng và các yếu tố gây hại khác từ môi trường xung quanh, giữ cho dây cáp luôn trong tình trạng hoạt động tối ưu.

Ty treo máng cáp (ty ren, thanh ren) có đường kính M6-M20, khả năng chịu lực lớn, dùng để liên kết cố định máng cáp lên trần nhà, là phụ kiện quan trọng trong thi công thang máng cáp.

Công dụng của máng cáp

An toàn hệ thống điện

Máng cáp giữ cho các dây điện được tổ chức, sắp xếp theo quy trình, ngăn chặn việc dây điện bị rối lên, chèn chặt, làm tăng nguy cơ chập cháy. Trong trường hợp có hỏa hoạn, máng cáp ngăn chặn việc lửa lan nhanh chóng, làm giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.

Quản lý dây cáp dễ dàng

Hệ thống cáp điện luôn cần được chăm sóc, bảo trì thường xuyên để tránh nguy cơ chập cháy, hỏng hóc. Nhờ có máng cáp mà hệ thống cáp được tổ chức theo một trật tự khoa học, dễ nhận biết nên tạo thuận lợi cho nhân viên kỹ thuật dễ dàng tiếp cận để thực hiện công việc bảo trì, kiểm tra sửa chữa, hoặc lắp thêm dây mới.

Bảo vệ cáp

Các dây cáp được đóng gói bên trong nên giảm rủi ro hỏng hóc cho cáp, vì nếu không có máng bảo vệ, cáp điện có thể bị kéo, rối lên hoặc bị nén lại ở những nơi chật hẹp, tạo áp lực cho cáp.

Tăng tuổi thọ dây cáp

Máng cáp điện tạo ra một lớp bảo vệ chống lại tác động của môi trường bên ngoài như bụi bẩn, nước, nhiệt độ và nhiều yếu tố khác làm ảnh hưởng đến độ bền của dây cáp. Do đó, nếu không có hệ thống máng cáp, các dây cáp sẽ nhanh bị oxi hóa, hỏng hỏng.

Tính thẩm mỹ

Việc để cáp chạy lung tung quanh tường, sàn sẽ ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan của công trình. Máng cáp điện giúp chỉnh lý cấu trúc của hệ thống dây điện, cáp điện làm cho diện mạo không gian trở nên thông thoáng, gọn gàng và đẹp mắt.

Đặc điểm máng cáp

Nếu so với các loại máng cáp điện khác trên thị trường thì máng cáp sơn tĩnh điện sẽ có những ưu điểm nổi trội. Nó không chỉ giúp đáp ứng yêu cầu của người dùng mà còn cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.

  1. Có lớp sơn tĩnh điện bên ngoài giúp chống ăn mòn, chống cháy nổ rất tốt.
  2. Khả năng cách điện tốt của máng cáp đảm bảo an toàn cho người dùng cũng như thi công.
  3. Tính thẩm mỹ cao khiến máng cáp phủ sơn tĩnh điện bên ngoài được ưa chuộng ngày càng nhiều.
  4. Máng làm từ chất liệu cao cấp nên không chỉ có tính thẩm mỹ cao mà còn có độ bền vượt trội. Sản phẩm không bị cong vênh, chịu lực tốt, đảm bảo an toàn cho hệ thống dây cáp điện, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng hay thay mới hiệu quả.
  5. Lớp sơn tĩnh điện bên ngoài máng cáp có màu sắc đa dạng, đáp ứng yêu cầu tính thẩm mỹ cho mọi công trình.
  6. Kích thước máng cáp nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ nên dễ dàng vận chuyển, tháo lắp, tiết kiệm nhiều chi phí.
  7. Giá thành của máng cáp sơn tĩnh điện rẻ hơn nhiều so với các loại khác. Đây là lợi thế rất quan trọng để giúp loại máng cáp này “ghi điểm” cao, cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.

Máng cáp đóng vai trò là hệ thống dẫn nối dây cáp điện lắp đặt dưới dạng treo nhằm bảo vệ dây cáp điện không bị tác động gây tổn hại, ngăn khả năng va chạm với vật ngoài làm chập điện gây cháy, đồng thời dây cáp được hệ thống một cách gọn gàng. Việc gây tổn hại đến hệ thống dây cáp điện của công trình gây ra nhiều rủi ro nguy hiểm và nhiều thiệt hại cho chủ đầu tư, con người.

img