Khay cáp sơn tĩnh điện là một trong những dòng khay cáp đang được ưu ái trên thị trường. Nó được sản xuất từ chất liệu cao cấp với lớp sơn tĩnh điện bên ngoài. Dòng sản phẩm này không chỉ đóng vai trò nâng đỡ, hỗ trợ việc lắp đặt dây cáp điện được thuận lợi, dễ dàng thì còn là yếu tố mang đến tính thẩm mỹ cao cho các công trình.
Khay cáp được phủ lên bề mặt lớp sơn tĩnh điện giúp bảo vệ các tác nhân môi trường bên ngoài làm tuổi thọ của khay được bền vững, tuy nhiên sản phẩm này nên được lắp đặt ở trong nhà của công trình để tránh ánh nắng , mưa gió. Do lớp sơn tĩnh điện sẽ dễ bị bong, tuổi thọ sẽ giảm đi nhiều.
Đặc tính kỹ thuật phổ biến
Các công trình hiện nay như toà nhà văn phòng, chung cư, nhà máy, xưởng... thường lắp đặt khay cáp với các kích thước tiêu chuẩn sau:
Khay cáp 100x50: Khay cáp điện có kích thước chiều rộng W=100mm, chiều cao: H=50mm, độ dài L=2500mm.
Khay cáp 100x100: Khay cáp điện có kích thước chiều rộng W=100mm, chiều cao: H=100mm, độ dài L=2500mm.
Khay cáp 200x100: Khay cáp điện có kích thước chiều rộng W=200mm, chiều cao: H=100mm, độ dài L=2500mm.
Khay cáp 300x100: Khay cáp điện có kích thước chiều rộng W=300mm, chiều cao: H=100mm, độ dài L=2500mm.
Ngoài các kích thước tiêu chuẩn trên, tuỳ thuộc môi trường lắp đặt, kỹ thuật mà khách hàng có thể đặt hàng kích thước khay cáp theo yêu cầu của mình. Để nhận được báo giá khay cáp điện giá tốt tại xưởng quý khách liên hệ cho chúng tôi theo thông tin sau:
Đối với khay cáp sơn tĩnh điện hoặc khay cáp khác luôn có các phụ kiện đi kèm để kết nối thành hệ thống nâng đỡ cho công trình. Để hoàn thiện lắp đặt một sơ đồ khay cáp điện cho công trình cần có những phụ kiện sau:
- Bát nối khay cáp: dùng để kết nối hai đoạn khay cáp với nhau theo đường thẳng. Một đoạn khay cáp luôn đi kèm 2 bát nối.
- Co vuông: Loại co này dùng để chuyển hướng khay cáp đi theo gốc vuông 90 độ.
- Co chữ thập: Phụ kiện co chữ thập chuyển hướng khay cáp đi 4 hướng trên cùng mặt phẳng.
- Co lên: Dùng để chuyển hướng khay cáp lên trên.
- Co xuống: Dùng để chuyển hướng khay cáp xuống đi xuống.
- Giảm giữa: Là phụ kiện lắp nối 2 đoạn khay cáp có kích thước khác nhau, đoạn khay cáp tiếp theo có kích thước nhỏ hơn và giảm giữa.
- Giảm trái: Dùng để lắp nối đoạn khay cáp kích thước nhỏ hơn lệch về bên trái.
- Giảm phải: Dùng để lắp nối đoạn khay cáp kích thước nhỏ hơn lệch về bên phải.
Khay cáp sơn tĩnh điện có chức năng nâng đỡ hệ thống dây cáp viễn thông, cáp điện. Bảo vệ thiết bị gặp các sự cố va đập chập mạch, có lỗ thông khí của khay cáp còn giúp hệ thống dây dẫn không bị bí khí tích tụ nhiệt, đảm bảo sự thông thoáng giúp dây cáp có tuổi thọ lâu hơn, sử dụng bến bỉ cho công trình trong thời gian dài.
Khay cáp điện còn giúp cho kỹ thuật điện bảo trì, sửa chữa hoặc thay thế thiết bị, dây điện nhanh tiện lợi hơn. Tiết kiệm được rất nhiều thơi gian và chi phí cho chủ đầu tư.
Nói đến khay cáp sơn tĩnh điện là người dùng nhắc đến dòng khay cáp có rất nhiều ưu điểm vượt trội. Nó có khả năng “lấy lòng” mọi khách hàng với những tính năng hoàn hảo khi ứng dụng vào thực tế các công trình.
Dòng khay cáp này giúp việc thi công, lắp đặt hệ thống dây điện, cáp điện trong các công trình trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Đặc biệt là khi kết hợp với các linh kiện khác cũng không gặp quá nhiều trở ngại.
Bước 1: Tính toán kích thước, lên bản vẽ chi tiết khay cáp.
Bước 2: Chuẩn bị các nguyên vật liệu để sản xuất.
Bước 3: Tính toán kích thước chính xác để kỹ thuật sản xuất cắt phôi
Bước 4: Đột lỗ theo khách hàng yêu cầu và đã xác nhận theo bản vẽ.
Bước 5: Chấn dập tạo hình sản phẩm
Bước 6: Vệ sinh và xử lý bề mặt sản phẩm
Bước 7: Sơn tĩnh điện, kiểm tra sản phẩm trước khi giao hàng cho khách hàng.